Mẹ cần biết cách chăm sóc mắt, mũi và tai miệng cho bé
Trẻ sơ sinh được sinh ra theo đường âm đạo của mẹ có thể bị nhiễm phải các chất tiết ra từ đường âm đạo của mẹ, nếu người mẹ đang có bệnh viêm âm đạo, vi khuẩn gây bệnh có thể sẽ xâm nhập vào mắt, tai, mũi, khoang miệng của bé, từ đó gây nên các chứng viêm. Để bé có thể phát triển khỏe mạnh cần phải có sự chăm sóc đối với mắt, tai, mũi, miệng cho bé.– Sau khi ra đời, do bị ép trong sản đạo và sự kích thích của nước ối mà mắt bé có thể bị sưng, đỏ, do vậy, khi mới ra đời, các bác sĩ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt để xử lí. Sau khi đã về nhà, mắt bé phải được giữ sạch sẽ, hàng ngày dùng tăm bông hoặc khăn mềm chấm mắt cho bé. Nếu phát hiện thấy kết mạc mắt của bé bị xung huyết, dử mắt nhiều thì phải nhỏ thuốc mắt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ánh sáng trong phòng bé không nên quá mạnh, nhất là vào buổi đêm, khi bé ngủ không nên bật đèn ngủ. Ban ngày, nếu bé ngủ cũng phải kéo rèm cửa để có lợi cho sự nghỉ ngơi của mắt bé.
– Đồ chơi treo ở phía trên hay bên cạnh giường phải thường xuyên thay đổi vị trí để cho bé có thể nhìn được các góc độ khác nhau. Nếu đồ chơi chỉ treo ở một phía cố định thì lâu dần sẽ làm cho mắt bé bị lệch hoặc giảm thị giác.
Ánh sáng ở hai bên đầu giường phải đều nhau, nếu một bên mạnh hơn, mắt bé sẽ có phản ứng tự bảo vệ, bên mắt đó sẽ nhắm lại. Thời gian đồng tử thu nhỏ lâu có thể làm sụp mí mắt, sự điều tiết giữa hai đồng tử không hài hòa, từ đó ảnh hưởng đến thị lực
2. Chăm sóc tai
Đường tai của bé thường khô, không có chất bẩn tiết ra, không cần phải chăm sóc đặc biệt, càng không cần phải dùng tăm bông để ngoáy tai cho bé. Để phòng ngừa nước, sữa hay dịch thể nào khác chui vào tai bé khi cho bé ăn, tốt nhất phải che tai bé lại, nhất là khi cho bé bú bình. Nếu không làm như vậy, sữa từ miệng bé trào ra rất dễ chui vào tai gây viêm tai giữa.
Khi bé bỗng thấy bứt rứt khó chịu, khóc nhiều và sốt nóng thì nên kiểm tra hai tai xem bé có bị đau ở đó không. Sau khi bé đã ngủ, nếu chạm vào tai mà bé giật mình thức dậy, hoặc là khi cho bé bú, một bên tai bị chèn và bé không chịu ăn thì chứng tỏ tai bé đã bị đau, người mẹ cần phải nghĩ đến khả năng bé bị viêm tai giữa và phải cho bé đi khám ngay. Nếu không, chờ đến khi mủ trong tai chảy ra mới phát hiện thấy thì có thế đã bị thủng màng nhĩ, điểu trị không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thính lực.
3. Chăm sóc mũi
Khoang mũi của bé ngắn và nhổ, đường mũi hẹp, nhiều mạch máu, khả năng thích ứng kém, chỉ hơi bị lạnh thôi là đã có thể bị ngạt mũi, bé phải thở bằng mồm nên việc bú sữa rất vất vả. Nếu phát hiện thấy bé bị ngạt mũi phải kịp thời áp dụng các biện pháp sau: Dùng sữa mẹ nhỏ vài giọt vào trong khoang mũi của bé, chờ sau khi dử mũi mềm ra thì dùng tăm bông kích thích vào mũi để bé hắt xì và làm bắn dử mũi ra. Hoặc có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch lau dần khoang mũi của bé cho đến khi sạch hết dử. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng, không được mạnh tay làm tổn thương đến niêm mạc mũi. làm mũi bé chảy máu. Khi điều trị chứng mũi không thông của bé thường không dùng thuốc, khi không thể không dùng thuốc thì phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không dùng trong thời gian dài để tránh nhờn thuốc.
4. Chăm sóc miệng
Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất nhẵn, bé lại chưa có răng nên thức ăn không có chỗ để mắc lại, hơn nữa, khoang miệng cũng sản sinh ra một lượng lớn nước bọt nên tính chuyển động lớn, tạo nên tác dụng làm sạch khoang miệng, khiến cho các vi khuẩn gây bệnh không dễ gì dừng lại và sinh sôi nảy nở ở đó.
Do vậy, thông thường không cần phải lau rửa miệng cho bé. Nhưng với những bé nuôi bộ thì phải chú ý, khi cho ăn, nhiệt độ sữa không được quá nóng để tránh làm tổn thương niêm mạc khoang miệng của bé.
Có những bé ở trên lợi hay ở hàm trên xuất hiện những hạt nhỏ như hạt vừng màu trắng hoặc hơi vàng, gọi là “nanh sữa”
Có những bé ở trên lợi hay ở hàm trên xuất hiện những hạt nhỏ như hạt vừng màu trắng hoặc hơi vàng, gọi là “nanh sữa”, đây không phải là răng thực sự, cũng không phải là bệnh gì mà là do các tế bào thượng bì tích tụ lại trong thời kì phôi thai tạo thành, sau một thời gian nó sẽ tự rụng và không để lại dấu tích, do vậy, không phải xử lí gì cả. Cần phải chỉ ra rằng, ở một số nơi vẫn có người “nhổ nanh sữa”, tức là dùng kim để nhổ và lấy nanh sữa đó ra, cũng có người quấn khăn vào tay chà sát vào nanh sữa để nó rụng ra, điều này rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là có thể bị hoại huyết.
Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!