Cách phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

01:09 Unknown 0 Comments

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh tiêu chảy càng trở nên nguy hiểm và cần đề phòng nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và tính mạng của bé. 


Cách phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh


Đó là lý do bất cứ bà mẹ nào cũng cần nhận biết và biết cách đối phó với bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. 

Làm sao để nhận biết trẻ sơ sinh tiêu chảy? 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không chỉ là hiện tượng phân lỏng mà còn là phân dạng nước trên 3 lần/ngày có khi trên 10 lần/ngày. Tuy nhiên, phân của bé bú sữa mẹ có màu vàng nhạt, nhẹ hoặc thậm chí khá lỏng và thường chứa những mẩu nhỏ giống như từng hạt. Bé bú mẹ có thể đi ngoài sau mỗi lần bú, trẻ ăn sữa công thức đi ngoài ra phân màu vàng cho tới màu rám và có độ rắn tương đương với bơ lạc. 




Đôi khi phân màu xanh nhạt cũng là bình thường không đáng lo, miễn là bé vẫn ăn uống và phát triển bình thường. Bạn không nên lo lắng trừ khi phân của bé hơi trắng và giống như màu đất sét, chảy nước và đầy nước nhầy hoặc cứng và khô. Đó là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nếu thấy phân đen như bã cà phê hay có máu hãy gọi cho bác sĩ ngay bởi đó là dấu hiệu nguy hiểm. 
Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy 

Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu thấy con bạn có những biểu hiện sau: 
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy 
Trẻ tiêu chảy và sốt từ 38.5 độ trở lên 
Bé bị nôn ói nhiều 
Bé li bì hay thấy khó chịu và không muốn ăn 
Có dấu hiệu thiếu nước như miệng khô hoặc không đi tiểu trong 3 giờ trở lên 



Trẻ có thể bị mất nước rất nhanh. Nếu con bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi và bị sốt cùng với bị tiêu chảy hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi. Nếu bé lớn hơn 3 tháng tuổi và từng bị tiêu chảy nhẹ kèm sốt nhẹ trong hơn 1 ngày hãy kiểm tra xem bé có đi tiểu bình thường không, đồng thời kiểm tra thân nhiệt của con bằng nhiệt kế rồi gọi cho bác sĩ nhi. 
Đối phó với bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 

Một bệnh nhiễm trùng do virus gây ói mửa và tiêu chảy có thể khiến bé nhà bạn khó chịu trong 1 đến 2 ngày. Nếu bé không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự hết. 



Bác sĩ nhi sẽ khuyên bạn cho bé uống nước bù điện giải để bù lại lượng chất lỏng và các chất điện giải như Natri và Kali bị mất do tiêu chảy. Nếu mẹ đang cho con bú, bác sĩ nhi rất có thể sẽ khuyên bạn tiếp tục cho bú như bình thường. Nếu con bạn ăn sữa công thức bác sĩ nhi có thể sẽ hướng dẫn bạn cho bé uống thức uống đặc biệt có chứa các chất điện phân và đường.